Venture North Law Firm

Definition Of A Finance Lease Under Vietnamese Law

Vietnamese banking regulations do not provide for a clear definition of a financial lease (cho thuê tài chính). The lack of a clear definition may result in unnecessary legal risks for parties to a cross-border lease transaction (e.g., an aircraft lease). For example, if a cross-border lease is regarded as a financial lease, then the lease may need to be registered with the State Bank of Vietnam as a foreign loan.

Under the Law on Credit Institution 2010, the act of finance leasing is defined to be (1) the extension of medium and long-term credit; (2) on the basis of a finance leasing contract; and(3) satisfying one of the following conditions:

  • upon expiry of the lease under the contract, the lessee may take over ownership of leased assets or may continue to lease them under the agreement of the parties; or
  • upon expiry of the lease under the contract, the lessee shall have the priority right to purchase the leased assets at a nominal value less than the actual value of the leased assets as at the date of purchase; or
  • the minimum term of the lease of any single asset must equal at least 60% of the period necessary for depreciation of such leased asset; or
  • the total rent for any single asset stipulated in the finance lease contract must be equal at least to the value of such asset at the signing date of the contract.

Decree 39/2014 defines finance leasing to be “an activity of medium-term or long-term extension of credit on the basis of a finance leasing contract between the finance lessor and the finance lessee. The finance lessor undertakes to purchase an asset for finance leasing at the request of the finance lessee and holds the ownership of the asset under finance leasing throughout the lease duration. The finance lessee uses the asset under finance leasing throughout the lease duration prescribed in the finance leasing contract.”

Decree 39/2014 also defines a finance leasing contract to be “a non-cancellable contract entered into between the lessor and the lessee on the finance leasing of one or more leased assets.”

The definitions of a financial lease under these regulations are circular in the sense that the term “finance leasing contract” is used to define “finance lease” and vice versa. This results in certain confusion such as:

·        if a contract satisfies the condition (i) and (iii) above but is not called “financial lease contract”, then it is not clear whether such contract is a financial lease. Since literally speaking, such contract is not called financial lease contract; it is arguable that such contract is not a financial lease contract. However, it is not usual for the parties to circumvent a legal definition just by changing the name of the relevant contract; or

·        if a contract satisfies the condition (i) and (iii) above but is “cancellable” (e.g., by giving advance notice and paying certain pre-payment termination), then it is not clear whether such contract is a financial lease. Again, this has a literal support from the definition of financial lease contract under Decree 39/2014 but is not logical.

Perhaps, the reasonable interpretation is that a lease would be a financial lease under banking regulations if (A) the lease satisfies condition (i) and (iii) above and (B) the lease is classified as a financial lease under the Vietnamese Accounting Standards (VAS). This means that (B) is used instead of condition (ii) above. This is because VAS has a more coherent approach to identify a finance lease (or a financial lease contract). Under VAS no. 6, a finance lease is defined as “an asset lease in which the lessor transfers most of the risks and rewards attached to the ownership of the asset to the lessee. The ownership of the asset may be transferred at the end of the lease term”. Section 9 of the VAS no. 6 provides cases that normally lead to financial leases, including:

  • The lessor transfers the asset’s ownership to the lessee at the end of the lease term;
  • At the inception of the lease, the lessee has the right to purchase the leased asset at a price expected to be lower than the reasonable price at the end of the lease term;
  • The lease term accounts for most of the economic life of the asset even if the ownership is not transferred;
  • At the inception of the lease, the present value of the minimum lease payment accounts for most of the reasonable value of the leased asset; and
  • The leased asset is of a special-use type which can be used only by the lessee without major modification or overhaul.

Section 10 of the VAS no. 6 lists out cases where a lease contact would be considered a financial lease:

  • If the lessee cancels the contract and pays compensation for damage associated with the contract cancellation to the lessor;
  • Incomes or losses from the change in the reasonable value of the residual value of the leased asset are associated with the lessee; or
  • The lessee can continue leasing the asset after the lease contract expires at a rent lower than market rents.

Le Thanh Nhat, Trainee, Venture North Law

 

Ịnh Nghĩa Về Cho Thuê Tài Chính Theo Luật Việt Nam

Các quy định về ngân hàng của Việt Nam không đưa ra định nghĩa rõ ràng về cho thuê tài chính. Việc thiếu một định nghĩa rõ ràng có thể dẫn đến các rủi ro pháp lý không đáng có cho các bên tham gia giao dịch cho thuê xuyên biên giới (ví dụ: cho thuê máy bay). Ví dụ, nếu một hợp đồng thuê xuyên biên giới được xem là cho thuê tài chính, thì hợp đồng thuê đó có thể cần phải được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như một khoản vay nước ngoài.

Theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010, hoạt động cho thuê tài chính được định nghĩa là (1) cấp tín dụng trung và dài hạn; (2) trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính; và (3) thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

·         khi kết thúc thời hạn hợp đồng thuê theo hợp đồng, bên thuê có thể nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc có thể tiếp tục thuê theo thỏa thuận của các bên; hoặc

·         khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê có quyền ưu tiên mua tài sản thuê với giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua; hoặc

·         thời hạn tối thiểu của việc cho thuê bất kỳ tài sản đơn lẻ nào phải bằng ít nhất 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê đó; hoặc

·         tổng số tiền thuê cho bất kỳ tài sản nào được quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Nghị Định 39/2014 định nghĩa cho thuê tài chính là “một hoạt động cấp tín dụng trung hoặc dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính và bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua một tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu tài sản theo hợp đồng cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản theo hợp đồng cho thuê tài chính trong suốt thời gian thuê được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính".

Nghị Định 39/2014 cũng định nghĩa hợp đồng cho thuê tài chính là một “hợp đồng không hủy ngang ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê tài chính một hoặc nhiều tài sản cho thuê”.

Các định nghĩa về cho thuê tài chính theo các quy định này chỉ xoay quanh việc sử dụng thuật ngữ “hợp đồng cho thuê tài chính” để định nghĩa “thuê tài chính” và ngược lại. Điều này dẫn đến một số vướng mắc nhất định như:

· Nếu một hợp đồng thỏa mãn điều kiện (i) và (iii) ở trên nhưng không được gọi là “hợp đồng cho thuê tài chính”, thì không rõ liệu hợp đồng đó có phải là hợp đồng thuê tài chính hay không. Do về mặt câu chữ, hợp đồng đó không được gọi là hợp đồng cho thuê tài chính; có thể lập luận rằng hợp đồng đó không phải là hợp đồng cho thuê tài chính. Tuy nhiên, thông thường các bên sẽ không lách một định nghĩa pháp lý chỉ bằng cách thay đổi tên của hợp đồng có liên quan; hoặc

· Nếu một hợp đồng thỏa mãn điều kiện (i) và (iii) ở trên nhưng “có thể hủy ngang” (ví dụ: bằng việc đưa ra thông báo trước và thanh toán khoản trả trước nhất định cho việc chấm dứt) thì không rõ liệu hợp đồng đó có phải là hợp đồng thuê tài chính hay không. Một lần nữa lập luận này được hỗ trợ về mặt câu chữ từ định nghĩa về hợp đồng cho thuê tài chính theo Nghị Định 39/2014 nhưng không lô ghích.

Có lẽ, cách giải thích hợp lý là một hợp đồng thuê sẽ là hợp đồng thuê tài chính theo quy định về ngân hàng nếu (A) hợp đồng thuê thỏa mãn điều kiện (i) và (iii) ở trên và (B) hợp đồng thuê được phân loại là hợp đồng thuê tài chính theo Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (CMKT). Điều này có nghĩa là (B) được sử dụng thay cho điều kiện (ii) ở trên. Điều này là do CMKT có cách tiếp cận chặt chẽ hơn để xác định thuê tài chính (hoặc hợp đồng cho thuê tài chính). Theo CMKT số 6, thuê tài chính được định nghĩa là thuê tài sản, trong đó bên cho thuê chuyển giao phần lớn các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu của tài sản có thể được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Mục 9 của CMKT số 6 đưa ra các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính, bao gồm:

·         Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê;

·         Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền mua tài sản thuê với giá dự kiến sẽ thấp hơn giá hợp lý vào cuối thời hạn thuê;

·         Thời hạn thuê chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản ngay cả khi quyền sở hữu không được chuyển giao;

·         Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê; và

·         Tài sản thuê là loại chuyên dùng mà chỉ có thể được sử dụng bởi bên thuê mà không cần có sự thay đổi, sửa đổi lớn nào.

Mục 10 của CMKT số 6 liệt kê các trường hợp hợp đồng thuê sẽ được coi là hợp đồng thuê tài chính:

·         Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù thiệt hại liên phát sinh liên quan đến việc hủy hợp đồng cho bên cho thuê;

·         Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê; hoặc

·         Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê tài sản sau khi hợp đồng thuê hết hạn với giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

Bài viết được đóng góp bởi Lê Thanh Nhật, luật sư tập sự tại Venture North Law.

Please Login or Register for Free now to view all updates and articles

In addition to free-to-view updates and articles, you can also subscribe to the full Legal Centrix Vietnam Service including access to:

  • Overview notes on the law
  • Thousands of high quality translations of legislation covering all key business areas
  • Legal and tax updates
  • Articles on important legal and tax issues
  • Weekly email alerts
  • Sophisticated web platform and search

Legal Centrix is trusted by top law and accounting firms.

Venture North Law Firm

Venture North Law Limited (VNLaw) is a Vietnamese law firm established by Nguyen Quang Vu, a business lawyer with more than 17 years of experience. VNLaw is a boutique professional law firm focusing on corporate, commercial and M&A practices in Vietnam. Our goal is to be an efficient, innovative and client-friendly firm. To achieve that goal, we are designing a working environment and a compensation system which encourage our lawyers to provide more efficient services to clients and to focus on the long term benefit of the firm.

Click here to view the author's profile

Author

Tags

  • Vietnam
  • Lending
  • General
  • Goods
  • Legal Updates
  • Leasing and Asset Leasing
  • Services

Related Content

Recent updates

Cookies On
Our Website
We use cookies on our website. To learn more about cookies, how we use them on our site and how to change your cookie settings please click here to view our cookie policy. By continuing to use this site without changing your settings you consent to our use of cookies in accordance with our cookie policy.